Ngành dệt may dự kiến mục tiêu xuất khẩu có thể đạt gần 50tỷ USD, cao hơn ~ 4 tỷ USD so với năm 2022.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 2022 là năm thách thức của ngành khi đứng trước sức ép kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn khiến cầu hàng dệt may sụt giảm.
Khó khăn bủa vây nửa cuối năm, lạm phát, chiến sự Ukraine ảnh hưởng đến sức mua toàn cầu khiến đơn đặt hàng của các doanh nghiệp bị giảm. Tuy vậy, theo số liệu của Vitas, dệt may vẫn cán đích ~45 tỷ USD, tăng ~ >8% so với 2021.
Mỹ vẫn là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất, với ~ 18 tỷ USD. Kế đến là Hàn Quốc ~ 4,2 tỷ USD, Nhật Bản và Trung Quốc gần ~ 4 tỷ USD…
Năm 2023, ngành này đưa ra hai kịch bản tăng trưởng xuất khẩu, kịch bản tích cực có thể đạt kim ngạch ~ 50 tỷ USD với kỳ vọng thị trường hồi phục vào nửa cuối năm sau. Kịch bản kém tích cực hơn, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu dệt may khoảng ~48 tỷ USD.
Dự báo, khó khăn của các ngành hàng xuất khẩu, trong đó có dệt may sẽ kéo dài tới hết quý I, thậm chí quý II năm sau. Tình trạng phổ biến là số lượng đơn hàng sụt giảm, đơn giá thấp; doanh nghiệp đối diện sức ép gia tăng về các yêu cầu phát triển xanh, bền vững từ đối tác nhập khẩu.
Vitas lưu ý các doanh nghiệp dệt may theo dõi sát tình hình thị trường, lựa chọn đơn hàng phù hợp để duy trì sản xuất, không vì lo lắng thiếu đơn hàng mà chấp nhận ký giá thấp.
Doanh nghiệp cũng cần cân đối và duy trì dòng tiền, đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, tối ưu hóa về nhân công… Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tham gia mạnh vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, nhất là tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao (thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, phân phối…).